Thể loại Dân_chủ_nghị_viện

Có hai loại Chế độ Nghị viện phổ biến.

  • Hệ thống Westminster, hay Mô hình Westminster, thường được tìm thấy ở các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh mặc dù nó không phổ biến trong khối đó. Các nghị viện này thường có nhiều hình thức tranh luận hơn và các phiên họp toàn thể tương đối quan trọng hơn so với các phiên họp của ủy ban. Một số nghị viện theo hình thức này được bầu theo hình thức bầu cử thắng với đa số tương đối (First Past the Post) như Canada, Ấn ĐộAnh. Một số khác theo đại diện tỷ lệ như IrelandNew Zealand. Hạ nghị viện Úc được bầu thông qua cuộc bỏ phiếu lựa chọn hoặc ưu tiên ("cử tri đánh số ưu tiên chọn lựa trên các ứng viên") trong khi Thượng nghị viện được bầu theo hình thức mỗi tiểu bang có 12 nghị sĩ và mỗi vùng lãnh thổ có 2 nghị sĩ. Tuy nhiên, ngay cả khi dùng đại diện tỉ lệ, mô hình này có khuynh hướng cho phép cử tri bầu cho những ứng cử viên được nêu tên hơn là cho người trong đảng. Mô hình này cũng tạo ra sự phân chia quyền hành lớn hơn mô hình Tây Âu mặc dầu phạm vi của sự phân chia đó không lớn như ở Mỹ.
  • Mô hình Nghị viện Tây Âu (như tại Tây Ban Nha, Đức) có một hệ thống tranh luận liên ứng hơn, và cũng có (lưỡng) viện có tranh luận bán chu kỳ. Ở đây, hệ thống bầu cử tỷ lệ được sử dụng và danh sách các đảng được dùng nhiều hơn mô hình Westminster. Mô hình này đôi lúc còn được gọi là Mô hình Tây Đức vì trước đây nó được dùng ở Tây Đức và sau này là nước Đức thống nhất.

Ngoài ra, cũng tồn tại một mô hình lai từ cả hai hệ thống nghị viện và tổng thống như Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp. Nhiều quốc gia Đông Âu đã theo mô hình này từ đầu thập niên 1990.